Công Nghệ Thời Trang
Những quy chế sai lầm trong kinh tế không chỉ gây ra tổn thất to lớn về vật chất, mà còn có thể làm tha hóa nhân cách của không ít những con người đã vì nó mà phải luồn lách, lợi dụng, cố duy trì, không chịu sửa sai để trục lợi. Hậu quả của nó còn hủy hoại cả niềm tin của con người vào điều hay, lẽ phải. Bi kịch của câu chuyện là tiếng chuông cảnh tỉnh về điều đó.
Lê Văn, một ngôi sao điện ảnh tài hoa, đa cảm, và quá nghệ sĩ tính đã vấp phải một sự thật phũ phàng khi xuống Tổng Công ty May mặc Saigon để thâm nhập thực tế phục vụ cho vai diễn của mình… Một Công ty, một Ngành May được xem như một mãng màu đen trắng trong cuộc sống…
Từ khi có quy chế “phân bổ” hạn ngạch xuất khẩu, các công ty may mặc như luôn đứng trước bờ vực thẳm của sự phá sản. Muốn tồn tại và phát triển được người ta phải có sự thay đổi, thích nghi… Thay đổi từ cách nhìn đến quan điểm, thay đổi từ thái độ đến nhân cách… Bởi vậy mà một con người mưu mô, tráo trở, lọc lừa như Quang Trường (một con người được sinh ra bơœi cơ chế bao cấp) lại bỗng trở nên được ưu ái, trọng dụng…Một Tổng giám đốc tuy thông minh, thừa sự minh bạch nhưng thiếu sự lắt léo, thuœ đoạn như Trần Hiền cũng dần dần trở nên nhu nhược, hèn nhát.…Một người máu nghệ sĩ như Mi Khánh cũng phải chấp nhận trộn pha chút ít máu thực dụng. Rồi những người mẫu, hoa hậu cũng trở thành nạn nhân.Để rồi một con người tốt bụng, phóng khoáng, trong sáng như Lê Văn cũng trở nên bất lực.…
Bộ phim có kết thúc nhưng cuộc chiến với cái xấu, cái sai, cái ác thì có lẽ sẽ không bao giờ kết thúc như đúng với sự thật của cuộc đời.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét